Thanh tra thuế và kiểm tra thuế là hai khái niệm phổ biến trong lĩnh vực thuế và tài chính. Mặc dù cùng liên quan đến việc kiểm soát và giám sát hoạt động thuế của các tổ chức và cá nhân, nhưng hai hình thức này đều những đặc điểm riêng biệt và mục tiêu khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

>>> Xem thêm: Địa chỉ Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 và chủ nhật tại Hà Nội

1. Điểm khác nhau giữa hai hình thức

Tiêu chíThanh tra thuếKiểm tra thuế
Căn cứ pháp lý– Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14
– Quyết định 1404/QĐ-TCT năm 2015
– Quyết định 2605/QĐ-TCT năm 2016
– Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14- Quyết định 970/QĐ-TCT năm 2023
Phạm vi– Khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế
– Chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hóa
– Thanh tra người nộp thuế theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính
– Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền
– Kiểm tra từ hồ sơ thuế
– Kiểm tra với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật
– Kiểm tra hoàn thuế
– Kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề
– Kiểm tra theo kiến nghị của cơ quan khác có thẩm quyền.
– Kiểm tra đối với người nộp thuế chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động
– Kiểm tra đột xuất
Mục đíchĐánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế; xác minh và thu thập, phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuếĐánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế hoặc đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế
Thời gianKhông quá 45 ngày làm việc đối với một cuộc thanh tra do Tổng cục Thuế tiến hành
Không quá 30 ngày, làm việc đối với một cuộc thanh tra do Cục Thuế tiến hành
Không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế. Thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế
Quy môCó quy mô rộng hơn, có thể sẽ thanh tra số liệu kế toán ghi trong Quyết định thanh tra và thanh tra những số liệu kế toán từ những đợt kiểm tra trướcChỉ kiểm tra số liệu kế toán trong kỳ kiểm tra ghi trong Quyết định kiểm tra đó
Cơ quan có thẩm quyềnTổng cục Thuế, Cục ThuếCục Thanh tra – Kiểm tra thuế, Vụ, Phòng, Đội được giao chức năng, nhiệm vụ kiểm tra thuế thuộc cơ quan thuế các cấp
Thanh tra thuế

>>> Xem thêm: Mức phí dịch vụ sang tên sổ đỏ khi mua đất qua môi giới là bao nhiêu?

Xem thêm:  Địa chỉ văn phòng công chứng tại Mỹ Đức Hà Nội

2. Quy trình thanh tra thuế mới nhất

2.1. Chuẩn bị và quyết định thanh tra

Tập hợp tài liệu, phân tích xác định nội dung thanh tra

Theo kế hoạch thanh tra năm, Lãnh đạo Bộ phận thanh tra phân công công chức thanh tra tiến hành tập hợp tài liệu, phân tích xác định nội dung thanh tra qua khai thác thông tin, tài liệu đã có tại cơ quan thuế như:

Tài liệu, hồ sơ về đăng ký, kê khai, nộp thuế, báo cáo sử dụng hóa đơn,…của người nộp thuế đã nộp cho cơ quan thuế.

Ban hành quyết định thanh tra

Căn cứ kết quả xác định nội dung thanh tra, Lãnh đạo Bộ phận thanh tra dự kiến thành lập đoàn thanh tra gồm: Trưởng đoàn thanh tra; các thành viên đoàn thanh tra; trường hợp cần thiết có phó trưởng đoàn thanh tra, để trình Lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt Quyết định thanh tra.

Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra

Sau khi quyết định thanh tra được ban hành, Trưởng đoàn thanh tra thông báo qua điện thoại/mail/bằng văn bản cho đại diện người nộp thuế về kế hoạch công bố quyết định thanh tra gồm: thời gian, thành phần tham dự công bố quyết định thanh tra

kiểm tra thuế

2.2. Tiến hành thanh tra thuế

Công bố Quyết định

Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra công bố quyết định thanh tra với người nộp thuế trừ trường hợp bãi bỏ/hoãn thanh tra.

Tiến hành thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế

Xem thêm:  Top 3 văn phòng công chứng quận Hoàng Mai

Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra yêu cầu người nộp thuế cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung được thanh tra.

Trường hợp người nộp thuế thực hiện kế toán trên máy vi tính bằng phần mềm kế toán thì đoàn thanh tra yêu cầu cung cấp sổ kế toán được lưu trữ trên các dữ liệu điện tử, không yêu cầu in ra giấy.

>>> Tìm hiểu thêm: Sổ đỏ là gì? Các thông tin ghi trên sổ đỏ theo quy định mới

Đoàn thanh tra căn cứ sổ kế toán, hồ sơ, tài liệu do người nộp thuế cung cấp và hồ sơ khai thuế mà người nộp thuế đã gửi Cơ quan Thuế để:

– Xem xét, đối chiếu các tài liệu do người nộp thuế cung cấp với tài liệu hiện có tại Cơ quan thuế.

– Đối chiếu số liệu ghi chép trên chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo giải trình để phát hiện chênh lệch tăng hoặc giảm so với Hồ sơ khai thuế.

– Sử dụng nghiệp vụ để tiến hành thanh tra các nội dung cần thanh tra.

Kết thúc thanh tra, Đoàn thanh tra phải lập dự thảo Biên bản thanh tra căn cứ vào kết quả tại các Biên bản xác nhận số liệu của thành viên đoàn thanh tra và các Biên bản thanh tra tại đơn vị thành viên.

Khi kết thúc thanh tra, trường hợp người nộp thuế không ký Biên bản thanh tra thì chậm nhất trong 05 ngày làm việc kể từ ngày công bố công khai biên bản thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời thông báo yêu cầu người nộp thuế ký biên bản thanh tra.

Nếu người nộp thuế vẫn không ký biên bản thanh tra thì trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày làm việc, Lãnh đạo cơ quan thuế ban hành Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính về thuế và kết luận thanh tra thuế theo nội dung trong biên bản thanh tra.

>>> Xem thêm: Quy trình thủ tục công chứng di chúc miệng cập nhật chi tiết nhất.

3. Quy trình kiểm tra thuế

Tương tự như thanh tra thuế, kiểm tra thuế cũng diễn ra theo các bước cơ bản như trên.

Trên đây là bài viết hướng dẫn Phân biệt giữa thanh tra thuế và kiểm tra thuế . Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Phí công chứng và Thù lao công chứng khác nhau ở chỗ nào?

>>> Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả chuẩn xác nhất

>>> Công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế trọn gói

>>> Dịch thuật đa ngôn ngữ nhanh, chính xác, giao trong 01 ngày tại Hà Nội

>>> Công chứng hợp đồng cho thuê – Cho mượn bất động sản

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *