Người lao động, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh… có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm, duy trì, mở rộng việc làm được vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi. Bài viết này cung cấp thông tin về điều kiện, lãi suất và thủ tục vay vốn giải quyết việc làm theo quy định mới nhất.
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 và chủ nhật gần nhất hỗ trợ thực hiện sao y, chứng thực giấy tờ mua bán đất
1. Đối tượng, điều kiện vay vốn giải quyết việc làm
1.1. Đối tượng cho vay
– Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác (gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh);
– Người lao động.
1.2. Điều kiện cho vay
– Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
- Được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Có dự án vay vốn khả thi ở địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, duy trì hoặc thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
- Dự án vay vốn phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
- Có bảo đảm tiền vay hợp pháp (nếu có).
– Đối với người lao động:
- Có đủ năng năng lực hành vi dân sự;
- Có nhu cầu vay vốn để tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm, có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
- Cư trú hợp pháp tại nơi thực hiện dự án.
>>> Xem thêm: Phí công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế mới nhất 2023
2. Mức cho vay vốn giải quyết việc làm
– Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh: Vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
– Đối với người lao động: Vay tối đa là 100 triệu đồng.
3. Lãi suất cho vay vốn giải quyết việc làm
Lãi suất vay vốn giải quyết việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và người lao động hiện nay là 7,92%/năm.
Các trường hợp sau đây được cho vay với mức lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay trên:
– Người người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và người khuyết tật;
– Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% lao động trở lên là người khuyết tật;
– Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% lao động trở lên là người dân tộc thiểu số;
– Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.
>>> Giải đáp: Với quy định hiện hành đã bãi bỏ sổ hộ khẩu giấy, vậy thủ tục xin cấp sổ đỏ có gì thay đổi hay không?
Lãi suất nợ quá hạn quy định bằng 130% lãi suất cho vay.
4. Thời hạn cho vay vốn giải quyết việc làm
Thời hạn vay vốn giải quyết việc làm tối đa là 120 tháng. Thời hạn cho vay cụ thể do ngân hàng chính sách xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
5. Thủ tục và quy trình cho vay vốn giải quyết việc làm
5.1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
Hồ sơ vay vốn
Cơ sở sản xuất, kinh doanh gửi 02 bộ hồ sơ vay vốn tới ngân hàng chính sách nơi cho vay, gồm:
– Dự án vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 2 ban hành kèm Nghị định 74/2019/NĐ-CP;
– Bản sao chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc do cơ quan có thẩm quyền cấp các giấy tờ sau:
- Đối với Doanh nghiệp nhỏ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Đối với Hợp tác xã: Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;
- Đối với Tổ hợp tác: Hợp đồng hợp tác;
- Đối với Hộ kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
– Tổ hợp tác và Hộ kinh doanh có từ 02 thành viên trở lên phải có: Văn bản ủy quyền công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã do các thành viên ủy quyền cho thành viên là người đại diện thực hiện các giao dịch vay vốn tại ngân hàng chính sách;
– Bản sao chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc giấy tờ chứng minh cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng ưu tiên được vay với mức lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay theo quy định:
- Đối với cơ sở sử dụng từ 30% lao động trở lên là người khuyết tật: Bản sao Quyết định công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% lao động trở lên là người khuyết tật do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp;
- Đối với cơ sở sử dụng từ 30% lao động trở lên là người dân tộc thiểu số: Danh sách lao động là người dân tộc thiểu số, bản sao Chứng minh nhân dân và bản sao hợp đồng lao động/quyết định tuyển dụng của những người trong danh sách;
- Đối với cơ sở sản sử dụng từ 30% lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số: Danh sách lao động là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số, bản sao giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp, bản sao Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người dân tộc thiểu số và bản sao hợp đồng lao động/quyết định tuyển dụng của người lao động trong danh sách.
– Các giấy tờ chứng minh về tài sản bảo đảm trong trường hợp khoản vay phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay.
Quy trình cho vay
Bước 1: Người vay chuẩn bị hồ sơ, nộp trực tiếp tại ngân hàng chính sách
Bước 2: Ngân hàng thẩm định hồ sơ, phê duyệt khoản vay
Bước 3: Giải ngân khoản vay
5.2. Đối với người lao động
Thủ tục và quy trình cho vay trực tiếp cho người lao động có ủy thác thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn theo quy định hiện hành của ngân hàng chính sách thực hiện như sau:
Hồ sơ vay vốn
– 02 liên giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo mẫu số 1a ban hành kèm Nghị định 74/2019/NĐ-CP gửi tổ tiết kiệm và vay vốn tại thôn, tổ dân phố nơi cư trú hợp pháp;
– Giấy đề nghị vay vốn do Ủy ban nhân dân dân cấp xã xác nhận.
Quy trình cho vay
Bước 1: Tham gia tổ tiết kiệm và vay vốn
Nếu người vay vốn chưa là tổ viên của tổ tiết kiệm và vay vốn thì tổ tiết kiệm và vay vốn tại thôn, tổ dân phố nơi người vay cư trú tổ chức họp kết nạp bổ sung tổ viên, kể cả trường hợp người vay vốn thuộc hộ gia đình mà hộ gia đình đó đã là thành viên của tổ tiết kiệm và vay vốn.
Bước 2: Nộp hồ sơ vay vốn
Tổ tổ tiết kiệm và vay vốn nhận hồ sơ vay vốn của người vay vốn, tiến hành họp tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên hồ sơ vay vốn, sau đó lập danh sách đề nghị vay vốn ngân hàng chính sách kèm giấy đề nghị vay vốn trình Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận, sau đó gửi đến ngân hàng nơi cho vay.
Bước 3: Ngân hàng thẩm định hồ sơ, phê duyệt khoản vay
Bước 4: Giải ngân khoản vayTrên đây là thông tin về chính sách vay vốn giải quyết việc làm.
Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:
>>> 05 lưu ý khi ký hợp đồng thuê nhà mà người lao động cần biết?
>>> Nhờ trung gian (bên thứ ba) thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ được không?
>>> Công chứng di chúc miệng thực hiện tại nhà có mất thêm phụ phí không?
>>> Dịch thuật đa ngôn ngữ là gì? Có thể công chứng văn bản dịch thuật đa ngôn ngữ ở đâu?
>>> Không vi phạm, CSGT có quyền dừng xe để kiểm tra?
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch