Để bảo vệ các quyền lợi cùng với hỗ trợ các doanh nghiệp, VCCI đã được thành lập. Vậy VCCI là gì? VCCI cấp C/O form gì? Hãy cùng chúng tôi giải đáp qua bài viết này.

>>> Hướng dẫn: Phân biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng siêu đơn giản không phải ai cũng biết.

1. VCCI là gì?

1. VCCI là gì?

Theo Điều 1 của Quyết định 1496/QĐ-TTg, VCCI có tên đầy đủ là Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Tên tiếng anh là Vietnam Chamber of Commerce and Industry. Biểu tượng của Liên đoàn là dòng chữ VCCI màu xanh, có hình trống đồng ở giữa và đã được đăng ký độc quyền.

VCCI là một tổ chức quốc gia mang vai trò đại diện cho cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp, bên sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam. Mục đích của VCCI là bảo vệ quyền lợi, hỗ trợ doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến thương mại, công nghệ, khoa học, kinh tế khi thực hiện các hoạt động thương mại với các nước trên thế giới.

Tổ chức này cũng đóng góp một phần công sức giúp phát triển kinh tế xã hội, tạo sân chơi lành mạnh cho các doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác dựa trên nguyên tắc bình đẳng và cả hai bên cùng có lợi.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ, có tư cách pháp nhân. Tổ chức này chịu sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Nhà nước.

Các nguyên tắc hoạt động của VCCI được quy định trong Điều 4 Quyết định 1496/QĐ-TTg:

>>> Xem thêm: Bí quyết kiểm tra sổ đỏ thật giả khi mua nhà chung cư để tránh bị lừa đảo.

  • Tự nguyện, tự quản và không vì mục đích lợi nhuận;
  • Hiệp thương dân chủ;
  • Bình đẳng, công khai và minh bạch;
  • Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ này.

VCCI là tổ chức tự lập tài chính. Các dịch vụ mà VCCI cung cấp bao gồm:

  • Tổ chức sự kiện, hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm và các hoạt động xúc tiến thương mại
  • Đào tạo năng lực quản trị, nguồn nhân lực cho doanh nghiệp
  • Khảo sát thị trường nước ngoài
  • Cho thuê văn phòng, hội trường
  • Quảng cáo, truyền thông về các sản phẩm và văn hóa doanh nghiệp
  • Tư vấn pháp lý, quan hệ lao động, môi trường kinh doanh
  • Cấp C/O và các xác nhận các chứng từ thương mại
  • Cung cấp cho doanh nghiệp về thông tin thị trường
  • Cung cấp hồ sơ doanh nghiệp
  • Thu xếp visa nhập cảnh
  • Biên phiên dịch

2. ​Chức năng, nhiệm vụ của VCCI 

2.1 Chức năng của VCCI 

Theo Điều 5 Quyết định 1496/QĐ-TTg, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có các chức năng sau đây:

  • Đại diện cho doanh nghiệp: VCCI là tổ chức được lập ra với tư cách tập hợp và địa diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, VCCI phải bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và chính đáng của doanh nghiệp Việt khi kinh doanh quốc tế.

Tổ chức cũng phải dẫn đầu các doanh nghiệp, thực hiện và hướng dẫn thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước.

  • Tham gia đóng góp phát triển kinh tế, xã hội: Thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp, tạo sân chơi lành mạnh. Xúc tiến, hỗ trợ cho các hoạt động thương mại, hợp tác, đầu tư các lĩnh vực của doanh nghiệp trong nước.

Tham gia xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, lành mạnh, cùng tiến bộ giữa người lao động với người sử dụng lao động.

2. ​Chức năng, nhiệm vụ của VCCI    

2.2   Nhiệm vụ của VCCI 

Điều 6 thuộc Quyết định 1496/QĐ-TTg quy định các nhiệm vụ của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt nam, cụ thể như sau:

  • Nghiên cứu và đề xuất với Nhà nước về các thực trạng thi hành chính sách nhà nước về các hoạt động thương mại, doanh nghiệp và mối quan hệ lao động. Tổ chức các diễn đàn, cuộc họp, cuộc đối thoại để các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài có cơ hội đề ra các vướng mắc, thiếu sót trong quá trình thực hiện các chính sách do Đảng, Nhà nước ban hành. VCCI là gì giúp liên kết các doanh nghiệp trong khu vực để mang lại cơ hội hợp tác của các doanh nghiệp trong nước với nhau.
  • Là đại diện của doanh nghiệp tham gia xây dựng văn bản, các điều luật liên quan đến doanh nghiệp, thương mại và mối quan hệ lao động.
  • Là đầu mối tập hợp thông tin, ý kiến mong muốn của các doanh nghiệp khi Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết các hiệp định chính sách kinh tế giữa các nước. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc áp dụng các hiệp định, các điều ước quốc tế về vấn đề kinh tế.
Xem thêm:  Công chứng bằng Ielts ở đâu? Hết bao nhiêu tiền?

Tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi theo tháp tùng Lãnh đạo Đảng. Tổ chức thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt nam và thế giới- đặc biệt các doanh nghiệp lớn có vai trò chi phối trong chuỗi kinh tế toàn cầu.Tổ chức diên diễn đàn thúc đẩy quan hệ của doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

  • Thực hiện liên kết, tổ chức và đàm phán về quyền lợi của người sử dụng lao động với các bên liên quan để xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
  • Thực hiện đảm bảo và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp trong hoạt động ngoại thương quốc tế. Hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết vướng mắc, đề xuất với các bên liên quan trong việc thi hành Luật, chính sách.
  • Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về việc thực thi các chính sách, cung cấp hỗ trợ các thông tin kinh doanh, khoa học kỹ thuật mà doanh nghiệp cần.
  • Tổ chức, vận động doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm đối với xã hội, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, thân thiện, tham gia bảo vệ môi trường và các haotj động xã hội mà Nhà nước khuyến khích.
  • Hỗ trợ thành lập, nâng cao năng lực và liên kết các hiệp hội doanh nghiệp
  • Hỗ trợ đào tạo phát triển, bồi dưỡng nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp
  • Nâng cao các sản phẩm và doanh nghiệp tại Việt nam, VCCI là gì?, xây dựng hình ảnh, quảng bá môi trường kinh doanh của Việt nam để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài
  • Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn lực phát triển, thúc đẩy các mối quan hệ kinh doanh trong và ngoài nước.
  • Nghiên cứu, chuyển giao các mô hình kinh doanh mới; nghiên cứu và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
  • Thực hiện các hoạt động tôn vinh, khen thưởng đối với các doanh nghiệp có thành tích tốt, đóng góp lớn cho nền kinh tế nước nhà.
  • Cung cấp các giấy tờ cần thiết như giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu theo sự ủy quyền của các cơ quan có thẩm quyền trong và ngoài nước.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký và bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ. Thực hiện chuyển giao công nghệ.
  • Giải quyết tranh chấp, bất đồng giữa các doanh nghiệp trong nước.
  • Hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế, tham gia và thực hiện các thỏa thuận quốc tế phù hợp quy định.

>>> Xem thêm: Những trường hợp khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật quy định hiện nay.

Xem thêm:  Ngừng sử dụng hóa đơn đối với doanh nghiệp trong trường hợp nào?

3. Cơ cấu tổ chức của VCCI là gì?

Cơ cấu tổ chức VCCI được quy định theo Điều 14 của Quyết định 1496/QĐ-TTg.

Theo đó, VCCI gồm các cơ quan như sau:

  • Đại hội Đại biểu toàn quốc,
  • Ban Thường trực,
  • Ban Chấp hành,
  • Ban kiểm tra,
  • Các đơn vị chuyên trách, các tổ chức trực thuộc, các tổ chức được thành lập bởi VCCI, và các văn phòng đại diện từng chi nhánh.

4. VCCI cấp C/O form gì?

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là cấp C/O và xác nhận chứng từ xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.

Các loại C/O được VCCI cấp bao gồm:

  • C/O mẫu A (C/O ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) theo quy định của nước nhập khẩu);
  • C/O mẫu B (C/O không ưu đãi, được quy định tại Thông tư 05/2018/TT-BCT);
  • C/O mẫu ICO (Cấp cho mặt hàng cà phê theo Tổ chức Cà phê Quốc tế quy định);
  • C/O mẫu Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ- tương ứng với C/O mẫu B);
  • C/O mẫu DA59 (Nam Phi- tương ứng với C/O mẫu B);
  • C/O mẫu Peru (Peru- tương ứng với C/O mẫu B).

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ VCCI là gì. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất ở đâu ?

>>> Di chúc miệng là gì? Lập di chúc miệng có hợp pháp không?

>>> Làm sao để kiểm tra sổ đỏ giả khi sau khi thực hiện cầm cố, thế chấp?

>>> Khi công chứng hợp đồng ủy quyền sang tên sổ đỏ cần mang theo tài liệu gì?

>>> Ví điện tử là gì? Ví điện tử khác gì tài khoản ngân hàng?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *