Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Vậy, giao dịch dân sự vô hiệu khi nào? Cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

>>> Xem ngay: Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật thực hiện công chứng ủy quyền tại Hà Nội

1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu là gì?

Căn cứ Điều 122 Bộ luật Dân sự hiện hành, nếu không có một trong các điều kiện nêu tại Điều 117 Bộ luật Dân sự thì giao dịch dân sự đó sẽ vô hiệu. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Trong đó:

– Do vi phạm điều cấm của luật là những quy định mà luật không cho phép được làm. Trong đó, điều cấm của luật là những quy định mà luật quy định cá nhân, tổ chức không được phép thực hiện.

Ví dụ: Pháp luật cấm mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Do đó, nếu các bên thỏa thuận và có giao dịch mua bán vũ khí quân dụng thì thuộc trường hợp vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật.

 Do trái đạo đức xã hội nêu tại Điều 123 Bộ luật Dân sự. Cụ thể Điều này quy định, đạo đức xã hội được định nghĩa là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, đã được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu là gì?

Ví dụ: Do ghen tuông nên anh A đã thuê anh B và đồng bọn đến đấm anh C – người bị anh A nghi ngờ là có quan hệ ngoại tình với vợ mình. Giao dịch thuê của anh A và anh B vừa vi phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức và sẽ bị tuyên vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, vi phạm đạo đức xã hội.

Thứ hai: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo. Nội dung này được nêu tại Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Theo đó, nếu các bên xác lập một giao dịch A để che giấu cho giao dịch B thì giao dịch dân sự giả tạo (giao dịch A) sẽ bị vô hiệu còn giao dịch dân sự B vẫn có hiệu lực trừ trường hợp giao dịch B thuộc một trong các trường hợp vô hiệu khác.

Ví dụ: Anh A có vay 100 triệu đồng của chị B. Tuy nhiên, hai anh chị không lập hợp đồng vay tiền mà chị B thỏa thuận với anh A lập hợp đồng mua bán nhà, đất. Trong hợp đồng mua bán này, chị B yêu cầu ghi giá chuyển nhượng là 100 triệu đồng. Nếu đến thời hạn mà anh A không trả đủ 100 triệu đồng cho chị B thì chị B sẽ sử dụng hợp đồng đó để sang tên quyền sử dụng nhà, đất của anh A.

Như vậy, hợp đồng mua bán nhà, đất là hợp đồng giả tạo nhằm che giấu hợp đồng vay tiền. Do đó, hợp đồng mua bán nhà, đất sẽ vô hiệu; hợp đồng vay tiền vẫn còn hiệu lực.

Ngoài ra, nếu giao dịch dân sự đó được thực hiện để trốn tránh nghĩa vụ dân sự với người thứ ba thì giao dịch đó cũng sẽ vô hiệu.

>>> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói nhanh và uy tín, hỗ trợ giao sổ tận nhà

Ví dụ: Anh A vay ngân hàng 200 triệu đồng và đã thế chấp xe ô tô. Tuy nhiên, đến hạn trả gốc thì anh A không có đủ tiền để trả và ngân hàng đã gửi giấy báo sẽ kê biên, bán đấu giá chiếc xe ô tô cho anh B. Để trốn tránh việc phải bán đấu giá chiếc xe ô tô, anh A đã lập hợp đồng mua bán xe ô tô với anh C nhưng không thực hiện việc giao tiền, giao xe. Do đó, hợp đồng mua bán xe ô tô trong trường hợp này sẽ bị tuyên vô hiệu do giả tạo để trốn tránh nghĩa vụ với ngân hàng.

Thứ ba: Giao dịch dân sự vô hiệu do chủ thể thực hiện giao dịch là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.

Xem thêm:  Trường hợp nào thoả thuận tài sản chung vợ chồng bị vô hiệu?

Trong các trường hợp này, giao dịch sẽ bị tuyên vô hiệu bởi khi chủ thể là các đối tượng trên, giao dịch phải do người đại diện của họ thực hiện trừ trường hợp:

– Giao dịch cho người chưa đủ 06 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của họ.

– Giao dịch chỉ phát sinh quyền hoặc miễn trừ nghĩa vụ của các đối tượng này.

– Sau khi chủ thể giao dịch đã thành niên hoặc khôi phục năng lực hành vi dân sự thừa nhận.

Thứ tư: Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

Ví dụ khi người đó lâm vào tình trạng say rượu và đúng thời điểm đó thì thực hiện giao dịch dân sự. Tuy nhiên, người này phải chứng minh được trạng thái khi thực hiện giao dịch của mình và yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch mình đã thực hiện là vô hiệu.

Thứ năm: Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn. Theo Điều 126 Bộ luật Dân sự, một hoặc các bên vì nhầm lần khi giao kết giao dịch dân sự khiến mục đích của việc xác lập giao dịch không thực hiện được.

Trong trường hợp đó, người có mục đích giao dịch không đạt có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu trừ trường hợp mục đích thực hiện giao dịch đã đạt được hoặc bên kia đã khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm mục đích giao dịch vẫn đạt được.

Thứ sáu: Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Trong đó:

– Lừa dối là hành vi cố ý nhằm làm cho người thực hiện giao dịch hiểu sai về tính chất, chủ thể của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch. Do đó, vì hiểu sai nên người này mới xác lập giao dịch đó.

Ví dụ: Anh A ký hợp đồng mua bán chung cư nhà ở xã hội với anh B nhưng chưa đáp ứng đủ điều kiện về thời gian (sau 05 năm mới được mua bán, chuyển nhượng). Tuy nhiên, anh B lại khẳng định, căn chung cư đã có Sổ đỏ, đã được mua bán. Khi hai bên ký hợp đồng mua bán thì anh A có thể yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng này vô hiệu vì đã vi phạm điều cấm của luật (cấm mua bán nhà ở xã hội trong thời hạn 05 năm) vừa bị lừa dối để ký hợp đồng mua bán.

Đe dọa, cưỡng ép là hành vi cố ý buộc bên kia phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, tài sản, nhân phẩm của mình hoặc người thân của mình.

1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu là gì?

Thứ bảy: Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. Nếu quy định của pháp luật yêu cầu hình thức là một trong những điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực thì phải thực hiện theo quy định đó.

Ví dụ: Khi ký hợp đồng mua bán nhà, đất, các bên phải lập hợp đồng bằng văn bản, có công chứng, chứng thực thì bắt buộc phải thực hiện yêu cầu về hình thức này để giao dịch không bị tuyên vô hiệu.

Ngoài ra, giao dịch dân sự có thể bị vô hiệu từng phần. Khi đó, một phần của giao dịch dân sự bị vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của những nội dung khác trong giao dịch dân sự.

Xem thêm:  Nên công chứng ở văn phòng công chứng tư nhân hay phòng công chứng nhà nước?

2. Điều kiện để GDDS có hiệu lực

Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, một giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực nếu đảm bảo các yêu cầu sau đây:

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng mua bán nhà ở đâu? Công chứng mất bao lâu?

– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội

– Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể

Ngoài ra, nếu các trường hợp giao dịch dân sự luật quy định bắt buộc phải có công chứng, chứng thực thì phải lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực.

Trên đây là giải đáp: Giao dịch dân sự vô hiệu khi nào? Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> UBND xã có được công chứng hợp đồng ủy quyền về đất đai hay không? 

>>> Thủ tục chứng thực chữ ký giấy uỷ quyền như thế nào? Ai có thẩm quyền chứng thực chữ ký?

>>> Công chứng ngoài trụ sở miễn phí – giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho quý khách. 

>>> Địa chỉ hỗ trợ dịch vụ sang tên sổ đỏ uy tín, nhanh ra sổ tại Hà Nội.

>>> Xin cấp giấy phép bán lẻ thuốc lá như thế nào?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *