Tham ô là loại tội điển hình trong xã hội hiện nay. Người phạm tội tham ô thường lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình nhằm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hai định nghĩa về tham ô và tham nhũng. Vậy, tham ô là gì? Tham nhũng là gì? Và mức phạt tội tham ô được quy định như thế nào?
>>> Tìm hiểu thêm: Chi phí dịch vụ sang tên sổ đỏ là bao nhiêu? Người dân cần chuẩn bị những giấy tờ gì để thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ?
1. Tham ô, tham nhũng
Theo định nghĩa của Luật Phòng chống tham nhũng 2018, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Theo Luật Phòng chống tham nhũng 2018, hành vi tham ô tài sản chỉ là một trong những hình thức tham nhũng trong lĩnh vực của Nhà nước, được thực hiện bởi những người đảm nhiệm chức vụ và quyền hạn tại các cơ quan, tổ chức, hoặc đơn vị thuộc lĩnh vực Nhà nước.
Bên cạnh tham ô, còn tồn tại nhiều hành vi tham nhũng khác như nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ và quyền hạn để chiếm đoạt tài sản, cũng như lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ hay công vụ với mục đích thu lợi cá nhân.
>>> Tìm hiểu thêm: Phí dịch vụ sang tên sổ đỏ tại Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Huyên là bao nhiêu?
Vì vậy, tham nhũng và tham ô là hai thuật ngữ khác biệt. Tham nhũng là một thuật ngữ tổng quát mô tả hành vi của những người lợi dụng chức vụ và quyền hạn với mục đích đạt được lợi ích cá nhân. Ngược lại, tham ô chỉ là một dạng cụ thể của hành vi tham nhũng.
2. Mức phạt tội tham ô
Theo quy định hiện hành, cán bộ và công chức có hành vi tham ô tài sản sẽ phải đối mặt với các biện pháp xử lý như sau:
– Xử lý kỷ luật theo Nghị định 34/2011/NĐ-CP:
- Khiển trách trong trường hợp vi phạm;
- Cảnh cáo hoặc hạ bậc lương nếu hành vi vi phạm ở mức độ nghiêm trọng;
- Giáng chức hoặc cách chức nếu hành vi vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng;
- Buộc thôi việc nếu hành vi vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng.
– Xử phạt hành chính:
>>> Tìm hiểu thêm: Kiểm tra tình trạng nhà đất (sổ đỏ) miễn phí trước khi giao dịch mua bán, đặt cọc.. tại văn phòng công chứng.
Theo Điều 11 của Nghị định 192/2013/NĐ-CP, cán bộ và công chức có hành vi chiếm đoạt tài sản Nhà nước mà chưa đạt đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt từ 01 – 05 triệu đồng. Ngoài ra, còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
– Xử phạt hình sự:
Theo Điều 353 của Bộ luật Hình sự 2015, người tham ô tài sản có thể bị phạt từ 02 năm tù đến tử hình, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi.
Trên đây là giải đáp về Nhận biết tham ô và tham nhũng? Mức phạt của tội tham ô được quy định như thế nào? Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Có thể bạn quan tâm:
>>> Tìm hiểu thêm: Để thực hiện công chứng hợp đồng mua bán nhà đất người mua và người bán cần thực hiện những gì?
>>> Tìm hiểu thêm: Mức thu phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch như thế nào?
>>> Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về luật thừa kế? Các thủ tục tiến hành công chứng văn bản thừa kế?
>>> Tìm hiểu thêm: Dịch thuật công chứng lấy ngay là gì? Lý do khách hàng nên sử dụng dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ của Nguyễn Huệ?
>>> Đơn vị muốn thành lập chi Đoàn thì cần làm gì?
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch