HIV là một căn bệnh rất nguy hiểm đối với con người và cướp đi tính mạng của rất nhiều người trong nhiều thập kỷ qua. Vậy HIV là gì? Pháp luật quy định thế nào về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. HIV là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người:

“HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Human Immunodeficiency Virus” là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh”.

1. HIV là gì?

HIV thuộc họ Retrovirus, chúng xâm nhập vào cơ thể con người và tấn công các tế bào, gây suy giảm hệ miễn dịch. Kết quả là, cơ thể không còn khả năng chống lại các bệnh khác và có nguy cơ tăng khả năng mắc bệnh ung thư.

2. Gốc rễ và hậu quả của việc lây lan HIV

HIV là căn bệnh rất là nguy hiểm đến tính mạng của con người. Sau đây là 3 đường lây nhiễm và là nguyên nhân chính dẫn đến lây nhiễm HIV.

2.1.Lây nhiễm qua đường máu

Lây nhiễm qua đường máu là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bị nhiễm HIV. Việc sử dụng chung các dụng cụ sắc nhọn như dao cạo, kim (dùng trong châm cứu, xăm lông mày, xăm hình lên cơ thể,… hay những ống tiêm ma túy) trực tiếp đâm và bề mặt da hoặc mạch máu, đi sâu vào cơ thể người làm lây nhiễm virus HIV.

Các vết thương hở của người bình thường khi tiếp xúc với máu của người nhiễm HIV hoặc cấy ghép mô tạng, truyền máu chưa được thực hiện sàng lọc nghiêm ngặt, có nhiễm HIV cho người bình thường. Và các dụng cụ y tế không được vệ sinh kỹ lưỡng và tiệt khuẩn không đúng cách cũng làm xác suất lây nhiễm HIV giữa người với người tăng cao.

Nhưng nếu bị muỗi chích hay côn trùng khác cắn thì sẽ không bị lây nhiễm HIV.

2.2. Lây nhiễm từ mẹ sang con

Theo thống kê nếu không được áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV, xác suất người mẹ có thai bị nhiễm HIV truyền sang con là 20-30%. Quá trình này diễn ra trong 3 giai đoạn: khi đang mang thai, máu và chất dịch của người mẹ trong quá trình sinh con, sữa mẹ khi cho con bú.

2.3. Lây nhiễm qua tình dục

Những năm gần đây, tỷ lệ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục không an toàn chiếm tỷ lệ cao hơn lây qua đường máu. Quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn không sử dụng biện pháp an toàn có nguy cơ lây nhiễm ước tính từ 1% trong mỗi lần quan hệ.

3. Dấu hiệu để nhận biết người bị lây nhiễm HIV – quyền và nghĩa vụ

Khi bị lây nhiễm HIV, trong vòng 1 tới 2 tháng, cơ thể con người bắt đầu có triệu chứng phát sốt. Nhưng cũng có trường hợp người nhiễm HIV không có xuất hiện triệu chứng đáng kể nào. Sau đây là giai đoạn phát triển và nhận biết của virus HIV:

3. Dấu hiệu để nhận biết người bị lây nhiễm HIV

3.1. Giai đoạn cấp tính

Giai đoạn này, người nhiễm bệnh chỉ bị cảm, đau đầu, đau họng, phát ban, tiêu chảy, nôn mửa,… Khi đi xét nghiệm HIV, kết quả có thể ra âm tính, cơ thể người bệnh hoàn toàn bình thường. Vì thế, giai đoạn này rất dễ lây bệnh qua đường tình dục khi quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn.

Xem thêm:  Chủ trọ có bị phạt khi người thuê nhà đánh bạc

3.2. Giai đoạn mãn tính 

Trong giai đoạn mãn tính của HIV, kết quả xét nghiệm thường là dương tính mà không có triệu chứng rõ rệt. Một dấu hiệu phổ biến nhất dễ nhận biết là sưng hạch bạch huyết. Giai đoạn này có thể kéo dài đến vài năm do hệ miễn dịch của cơ thể tác động lên virus HIV và phụ thuộc vào việc thực hiện điều trị hợp lý và kịp thời.

3.3. Giai đoạn chuyển thành AIDS

Giai đoạn cuối của HIV là chuyển sang AIDS, lúc này hệ miễn dịch bị tàn phá dữ dội, cơ thể bắt đầu yếu hơn, có nguy cơ phát sinh nhiều bệnh ung thư do hệ miễn dịch trong cơ thể đã yếu đi. Ở giai đoạn này, tỷ lệ tử vong ở người bệnh là rất cao.

4. Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV?

Luật Phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) quy định rất cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của người nhiễm HIV như sau:

4.1. Quyền của người nhiễm HIV

Theo Khoản 1, Điều 4 của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra, có 5 quyền cơ bản đối với người nhiễm HIV:

– Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;

– Được điều trị và chăm sóc sức khỏe;

– Học văn hóa, học nghề, làm việc;

– Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;

– Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối;

4.2. Nghĩa vụ của người nhiễm HIV

Theo Khoản 2, Điều 4, Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra suy giảm miễn dịch ở người mắc phải, có 3 nghĩa vụ cơ bản:

– Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;

– Thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình;

– Thực hiện các quy định về điều trị khi tham gia điều trị bằng thuốc kháng HIV.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: “Khái quát về HIV – Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV”. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Có bắt buộc phải xin giấy xác nhận cư trú để thay cho sổ hộ khẩu?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các tìm kiếm liên quan:

>>> Công chứng di chúc để lại di sản thừa kế ngay tại nhà được không?

>>> Uỷ quyền cho người khác thực hiện thủ tục làm sổ đỏ thừa kế liệu có bị phạt?

>>> Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu mất bao lâu và được thực hiện như thế nào?

>>> Chứng thực chữ ký có cần thiết không? Ai có thẩm quyền chứng thực chữ ký?

>>> Deadline là gì? Chậm deadline thường xuyên có bị đuổi việc?

>>> Xem thêm: Sổ hồng là gì? Những thông tin người dân cần biết về sổ hồng

>>> Xem thêm: Phí công chứng di chúc cập nhật mới nhất 2023 và những điều cần lưu ý khi đi công chứng

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng mua bán nhà có bắt buộc phải có mặt các bên không?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *