Để có thêm thu nhập, nhiều người dù đã nghỉ hưu nhưng vẫn lựa chọn tiếp tục đi làm. Vậy trường hợp đã nghỉ hưu nhưng vẫn đi làm có bị cắt lương hưu không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

1. Đã nghỉ hưu nhưng vẫn đi làm có bị cắt lương hưu?

Theo khoản 2 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019, người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách kiểm tra sổ đỏ giả nhanh nhất, đơn giản nhất mà chưa mất đến 1 phút

Như vậy, người đã đi nghỉ nhưng vẫn đi làm sẽ không bị cắt lương hưu. Hằng tháng, người lao động ngoài nhận được tiền lương do người sử dụng lao động chi trả thì vẫn được cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) thanh toán đủ lương hưu theo lịch chi trả cố định.

Thực tế, việc người lao động đã nghỉ hưu quay lại tiếp tục làm việc không hề hiếm gặp. Pháp luật cho phép sử dụng lao động cao tuổi để làm việc nhưng cũng yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.

Nhà nước cũng khuyến khích việc sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

1. Đã nghỉ hưu nhưng vẫn đi làm có bị cắt lương hưu?

2. Người đã nghỉ hưu đi làm ký hợp đồng thế nào?

Theo Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu người sử dụng lao động và người lao động đã nghỉ hưu có thỏa thuận về việc làm có trả công cùng các điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên thì trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động đó.

Các bên có thể ký hợp đồng lao động loại có thời hạn hoặc không xác định thời hạn. Trường hợp ký hợp đồng lao động xác định thời hạn, người lao động và người sử dụng có thể thỏa thuận ký nhiều lần hợp đồng xác định thời hạn.

Xem thêm:  Dừng xe người đi đường có thuộc thẩm quyền của thanh tra giao thông không?

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất ở đâu thì uy tín?

Do đó, tùy vào nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp mà người sử dụng lao động có thể lựa chọn ký loại hợp đồng lao động phù hợp.

Với những người lao động đã nghỉ hưu hưởng lương hưu hằng tháng, do tình trạng sức khỏe có nhiều hạn chế, cộng thêm thời gian gắn bó không dài nên phương án tối ưu khi ký hợp đồng lao động với người đã nghỉ hưu là ký hợp đồng lao động có thời hạn.

Hết hạn hợp đồng mà hai bên vẫn còn nhu cầu thì ký tiếp hợp đồng lao động mới.

2. Người đã nghỉ hưu đi làm ký hợp đồng thế nào?

3. Người nghỉ hưu đi làm được có phải đóng BHXH nữa không?

Theo khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người nghỉ hưu đi làm không phải đóng bảo hiểm xã hội bởi người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Cùng với việc không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, hằng tháng, người lao động còn được người sử dụng lao động chi trả thêm một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động cho người lao động theo quy định.

>>> Xem thêm: Di chúc theo pháp luật là gì? Công chứng di chúc theo pháp luật ở đâu?

Trong khi đó, theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, hằng tháng, người sử dụng lao động phải đóng 14% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí tử tuất; 3% vào quỹ ốm đau thai sản; 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 3% vào quỹ bảo hiểm y tế.

Như vậy, mỗi tháng, người lao động sẽ được trả thêm 21,5% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Số tiền này sẽ được người sử dụng lao động chi trả cùng lúc với kỳ trả lương đã thỏa thuận.

Trên đây là thông tin giải đáp cho vấn đề: “Đã nghỉ hưu nhưng vẫn đi làm có bị cắt lương hưu?” 

 Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Mua hàng kém chất lượng, kiện đòi bồi thường thế nào?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM:

>>> Hướng dẫn phân biệt sổ đỏ và sổ hồng đơn giản nhất.

>>> Công chứng thừa kế di sản đối với sổ tiết kiệm tại ngân hàng nhà nước.

>>> Văn phòng công chứng Hà Nội uy tín, thực hiện dịch vụ nhanh và tận tình, miễn phí hỗ trợ tại nhà

>>> Quy trình, thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhà ở xã hội như thế nào cho hợp pháp?

>>> Lập nhóm “báo chốt” CSGT bị phạt thế nào?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *