Quyền hưởng di sản thừa kế là quyền được thừa kế tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ của người đã mất cho những người thừa kế. Quyền lợi này phụ thuộc vào mối quan hệ gia đình và quy định pháp luật về thừa kế. Trong trường hợp con cái bị cha mẹ từ mặt có được hưởng quyền thừa kế di sản hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Phí dịch vụ sang tên sổ đỏ nhà chung cư tại Hà Nội là bao nhiêu?

1. Cha, mẹ từ mặt con có chấm dứt quan hệ không?

Theo quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình, cha, mẹ có nghĩa vụ thương yêu, tôn trọng ý kiến của con… Đồng thời, con cũng có quyền được cha, mẹ yêu thương, tôn trọng, có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ (căn cứ Điều 70 Luật này).

Do đó, giữa cha mẹ và con không chỉ có tình cảm gia đình, gắn bó mật thiết mà còn phải tuân theo các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của các bên theo Luật Hôn nhân và Gia đình.

Đây thông thường chỉ là hành vi xuất phát từ thực tế khi con và cha mẹ xuất hiện xung đột như con hư hỏng, bất hiếu, không nghe lời… đến nỗi cha, mẹ không muốn nhận con, muốn cắt đứt quan hệ cha, mẹ và con. Và hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về việc “cha, mẹ từ con” hay chấm dứt quan hệ giữa cha, mẹ và con đẻ.

Quyền hưởng di sản thừa kế

Tuy nhiên, nếu là quan hệ giữa cha, mẹ và con nuôi thì Luật Nuôi con nuôi, cụ thể là Điều 25 Luật này nêu rõ, việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

– Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

– Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi…

Không chỉ vậy, theo khoản 1 Điều 78 Luật Hôn nhân và Gia đình, trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tòa án thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ nuôi với con nuôi cũng chấm dứt từ ngày quyết định của Tòa an có hiệu lực pháp luật.

Đồng nghĩa, quan hệ cha, mẹ nuôi và con nuôi có thể chấm dứt nhưng phải gửi yêu cầu đến Tòa án nhân dân và được Tòa án công nhận bằng quyết định và thuộc các trường hợp nêu trên.

Xem thêm:  Tài sản Nhà nước thuộc quyền sở hữu của ai?

Như vậy, hiện pháp luật chỉ quy định về việc chấm dứt quan hệ giữa cha, mẹ nuôi khi có quyết định của Tòa án trong một số trường hợp nhất định còn quan hệ giữa cha, mẹ đẻ và con đẻ thì không thể chấm dứt. Đặc biệt, dù mối quan hệ là nuôi dưỡng hay ruột thịt thì việc từ mặt con không làm chấm dứt quan hệ cha, mẹ và con dù việc “từ mặt” có được thông báo rộng rãi họ hàng, làng xóm…

>>> Tìm hiểu thêm: Sổ đỏ là gì? Hướng dẫn cách đọc thông tin trên sổ đỏ cụ thể nhất.

2. Quyền hưởng di sản thừa kế khi con cái bị cha, mẹ từ mặt

2.1. Giữa cha, mẹ đẻ và con đẻ

Như phân tích ở trên, việc từ mặt con của cha, mẹ đẻ không được pháp luật quy định do đó cha, mẹ từ mặt con sẽ không làm chấm dứt quan hệ cha, mẹ và con đẻ.

Trong đó, việc hưởng di sản thừa kế giữa cha, mẹ và con đẻ được quy định như sau:

– Chia thừa kế theo di chúc: Di chúc là văn bản thể hiện ý muốn để tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó, khi cha, mẹ từ mặt con, không muốn con nhận di sản của mình thì trong di chúc phải thể hiện nội dung này.

Nếu di chúc hợp pháp, người con không thuộc các trường hợp được nhận di sản không phụ thuộc vào di chúc quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự, trong di chúc không có tên người con “bị từ mặt” thì người này sẽ không được nhận di sản thừa kế.

– Thừa kế theo pháp luật: Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự, con đẻ là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật của cha, mẹ. Do đó, nếu không có di chúc và không thuộc trường hợp không được nhận thừa kế thì dù bị từ mặt nhưng người con này vẫn được nhận di sản thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ.

2.2. Giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi

Theo Điều 25 Luật Nuôi con nuôi đã nêu ở trên, việc từ mặt con cũng không làm quan hệ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt. Do đó, việc hưởng di sản thừa kế giữa con nuôi và cha, mẹ nuôi không phụ thuộc vào việc người con này có bị từ mặt hay không mà được quy định như sau:

– Theo di chúc: Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế… Do đó, nếu cha, mẹ nuôi truất quyền thừa kế của con nuôi do từ mặt con nuôi thì người này sẽ không được hưởng thừa kế theo di chúc.

Xem thêm:  Xử lý hóa đơn điện tử viết sai tên công ty như thế nào?

– Theo pháp luật: Về quan hệ thừa kế theo pháp luật giữa con nuôi và cha, mẹ nuôi, Điều 653 Bộ luật Dân sự nêu rõ:

Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng thừa kế mới nhất 2023

Trên đây là bài viết “Tìm hiểu quyền hưởng di sản thừa kế của con khi bị cha mẹ từ mặt”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Những trường hợp khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *