Tổng đài của Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ nhận được nhiều thắc mắc về phụ cấp môi trường. Vậy phụ cấp môi trường là gì? Đối tượng và mức hưởng được quy định như thế nào?

>>> Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng ủy quyền tại Văn phòng công chứng là bao nhiêu?

1. Phụ cấp môi trường là gì?

Khái niệm phụ cấp môi trường là gì hiện không được quy định tại bất kỳ văn bản pháp luật nào. Thực tế cũng không tồn tại loại phụ cấp môi trường. Đây là cách mọi người gọi phụ cấp độc hại, nguy hiểm hay chính là phụ cấp dành cho người làm trong môi trường độc hại, nguy hiểm.

Có thể thấy, đây là khoản phụ cấp nhằm phần nào hỗ trợ, bù đắp cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi phải làm việc ở môi trường tổn hại đến sức khoẻ, tinh thần hoặc có thể suy giảm khả năng lao động.

Đáng nói thêm, không chỉ phụ cấp độc hại, nguy hiểm hay thường gọi là phụ cấp môi trường, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong môi trường, làm các công việc nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc còn được hưởng một số quyền lợi khác. Có thể kể đến:

– Được nghỉ hằng năm dài hơn người làm việc trong điều kiện bình thường 02 ngày. Cụ thể là 14 ngày nghỉ hằng năm so với 12 ngày nghỉ hằng năm của người làm việc trong điều kiện bình thường (căn cứ khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019).

– Được nghỉ hưu sớm hơn không quá 05 tuổi so với người làm việc ở điều kiện lao động bình thường trừ trường hợp có quy định khác (căn cứ khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động).

– Giảm điều kiện về tuổi nghỉ hưu để được hưởng lương hưu so với người lao động ở điều kiện bình thường (tuổi nghỉ hưu có thể thấp hơn tối đa 05 tuổi)…

1. Phụ cấp môi trường là gì?

2. Ai được hưởng phụ cấp môi trường? Mức hưởng thế nào?

Sau khi đã hiểu về khái niệm phụ cấp môi trường là gì thì điều mà cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quan tâm là đối tượng được hưởng cũng như mức hưởng cụ thể với từng đối tượng. Cụ thể:

>>> Công chứng di chúc miệng có phải là điều kiện bắt buộc để di chúc miệng có hiệu lực?

2.1 Người lao động

Với người lao động, phụ cấp môi trường hoặc chính là phụ cấp độc hại, nguy hiểm được quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Xem thêm:  Phụ cấp Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thế nào?

Theo đó, tại Thông tư này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã liệt kê 1838 ngành, nghề công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, nguy hiểm thuộc 42 lĩnh vực khác nhau: Khai thác khoáng sản, cơ khí, luyện kim, hoá chất, vận tải, xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi, điện…

Về mức phụ cấp, điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định, phụ cấp lương để bù đắp về điều kiện lao động, tính chất của công việc, điều kiện sinh hoạt khi người lao động làm việc tại nơi có điều kiện làm việc độc hại, nguy hiểm theo thoả thuận của các bên.

Ngoài ra, theo Điều 4 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH, người làm việc ở môi trường nặng nhọc, nguy hiểm còn được bồi dưỡng bằng hiện vật theo định suất hàng ngày, gồm 04 mức: 13.000 đồng; 20.000 đồng, 26.000 đồng và 32.000 đồng.

2.2 Cán bộ, công chức, viên chức

Với đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ quy định về phụ cấp tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV. Cụ thể, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi độc hại, nguy hiểm mà yếu tố độc hại, nguy hiểm cao hơn bình thường chưa tính vào hệ số lương thì được hưởng thêm phụ cấp.

Mức phụ cấp cho các đối tượng này vẫn được tính theo công thức: Hệ số phụ cấp x mức lương cơ sở. Trong đó, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng áp dụng từ ngày 01/7/2023.

Riêng hệ số phụ cấp tại Thông tư 07 được chia thành 04 mức như sau: 0,1 hoặc 0,2 hoặc 0,3 hoặc 0,4. Môi trường được coi là độc hại, nguy hiểm nếu có các yếu tố sau đây:

a1) Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.

a2) Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.

>>> Xem thêm: Công chứng văn bản thừa kế có phải thủ tục bắt buộc không?

a3) Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.

a4) Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép

Đối tượng hưởngHệ sốMức hưởng
Có 1 yếu tố nêu trên0,1180.000 đồng/tháng
Có 2 yếu tố nêu trên0,2360.000 đồng/tháng
Có 3 yếu tố nêu trên0,3540.000 đồng/tháng
Có 4 yếu tố nêu trên0,4720.000 đồng/tháng

Trên đây là giải thích về phụ cấp môi trường là gì và một số quy định liên quan đến mức phụ cấp này. 

Xem thêm:  CSGT mặc thường phục có được dừng xe xử phạt?

Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Dịch thuật đa ngôn ngữ là gì? Thực hiện dịch thuật đa ngôn ở đâu?

>>> Giấy ủy quyền là gì? Thủ tục công chứng giấy ủy quyền như thế nào?

>>> Hợp đồng thuê nhà có mất hiệu lực khi bên cho thuê mất không?

>>> Cộng tác viên báo chí cần có những kỹ năng gì?

>>> Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *