Hiện nay, nhiều tình huống xảy ra khi một số người dân báo tin giả với công an làm nhiễu loạn thông tin, gây cản trở đến hoạt động của các cơ quan chức năng và gây bức xúc cho người thi hành công vụ cũng như người dân.

>>> Tìm hiểu thêm: Địa chỉ văn phòng công chứng Phạm Văn Đồng cung cấp dịch vụ công chứng hợp đồng, giấy tờ nhanh chóng, an toàn và chi phí hợp lý.

1. Báo tín giả đến công an sẽ bị xử lý như thế nào?

Có nhiều trường hợp người dân báo tin giả hoặc trình báo không chính xác cho công an, phổ biến nhất là việc đùa giỡn gọi điện đến các đầu số 113, 114 để báo án, cháy, báo tấn công hoặc trộm cắp với mục đích che đậy tội phạm hoặc tạo cơ hội tránh trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, cho dù tình huống xuất phát từ nguyên nhân nào, việc báo tin giả hoặc trình báo không chính xác với cơ quan Nhà nước đều là hành vi vi phạm pháp luật.

* Đối với cá nhân, tổ chức:

Dựa theo quy định của Điều 42 trong Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, nếu có việc báo cháy giả, báo sự cố không thật, hoặc báo tai nạn giả, người vi phạm có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 4 đến 6 triệu đồng.

Hơn nữa, nếu có việc thông tin không đúng sự thật được báo đến cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền, thì người vi phạm có thể bị xử phạt từ 2 đến 3 triệu đồng theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 144 này.

>>> Tìm hiểu thêm: Dịch thuật đa ngôn ngữ lấy ngay tại Hà Nội đảm bảo chất lượng, nhanh chóng và chính xác.

Trong trường hợp đối tượng vi phạm là một tổ chức, mức phạt sẽ tăng gấp đôi so với cá nhân, có nghĩa có thể bị phạt từ 2 đến 3 triệu đồng hoặc từ 8 đến 12 triệu đồng, tùy thuộc vào tính chất cụ thể của vi phạm.

Áp dụng mức phạt nào đối với trường hợp người dân báo tin giả đến công an

* Đối với cán bộ, công chức, viên chức:

Tại Điều 23 Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định, trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức biết rõ việc tố cáo là không đúng sự thật nhưng vẫn cố ý tố cáo nhiều lần hoặc biết vụ việc đã được cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng vẫn tố cáo nhiều lần mà không có bằng chứng chứng minh; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tê của người khác để tố cáo gây mất đoàn kết nội bộ hoặc ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem thêm:  Con dâu có được hưởng thừa kế từ bố mẹ chồng không ?

Lưu ý: Trong trường hợp không có ý báo tin giả, người tố cáo bắt buộc phải chứng minh với cơ quan công an về nội dung tố cáo.

2. Quy trình xử lý tin báo tố cáo và xác định tin báo giả của công an

Tại Điều 9 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định việc xử lý tố cáo của công an. Cụ thể, quy trình như sau:

Bước 1: Người tố cáo phải nộp đơn.

Bước 2: Khi tiếp nhận nội dung tố cáo, công an có trách nhiệm tiến hành kiểm tra và xác minh trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc. Quá trình này bao gồm việc làm việc trực tiếp với người tố cáo và liên hệ với các cơ quan hoặc tổ chức liên quan để xác định xem liệu tố cáo đáp ứng điều kiện thụ lý hay không.

>>> Tìm hiểu thêm: Làm số đỏ cần những giấy tờ gì? Trong khoảng thời gian bao lâu thì có thể nhận được sổ đỏ.

Trong trường hợp phức tạp, quá trình kiểm tra có thể kéo dài nhưng không vượt quá 10 ngày làm việc.

Bước 3: Công an sẽ thông báo kết quả không thụ lý hoặc quyết định thụ lý tố cáo. Nếu tố cáo liên quan đến hành vi đang diễn ra và có tiềm năng gây thiệt hại hoặc đe dọa lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tính mạng, tài sản hoặc danh dự của cá nhân, công an phải áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để ngăn chặn kịp thời.

Áp dụng mức phạt nào đối với trường hợp người dân báo tin giả đến công an

Trên đây là giải đáp về Áp dụng mức phạt nào đối với trường hợp người dân báo tin giả đến công an. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

Xem thêm:  Tổng Hợp 5 Kinh Nghiệm Công Chứng Để Tránh Mất Thời Gian, Tránh Lừa Đảo

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Có thể bạn quan tâm:

>>> Cách lập hợp đồng ủy quyền và thủ tục, quy trình công chứng hợp đồng ủy quyền được tiến hành như thế nào?

>>> Di chúc miệng được hiểu như thế nào? Những lưu ý cần biết để di chúc miệng có hiệu lực pháp luật.

>>> Làm sao để phát hiện sổ đỏ giả? Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả nhanh chóng và dễ dàng.

>>> Liệu phí công chứng hợp đồng cho thuê nhà có là cố định với mọi trường hợp tùy hay phụ thuộc vào giá trị hợp đồng, giá trị tài sản.

>>> Đối với những ngành nghề không kinh doanh có được xuất hóa đơn không?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *